Các băng tần phát thanh AM Phát thanh AM

Sóng dài

Sóng dài (còn gọi là sóng tần số thấp (LF)) (148, 5-283, 5 kHz) , trạm phát sóng trong băng tần này được hoạt động ở tần số nằm trong khoảng 153–279 kHz. Và khoảng cách mỗi kênh 9 kHz. Hầu hết các thí nghiệm phát sóng đầu tiên diễn ra ở sóng dài, tuy nhiên khiếu nại về sự can thiệp từ các dịch vụ hiện có, đặc biệt là quân đội, dẫn đến hầu hết các đài phát thanh truyền hình chuyển sang tần số cao hơn. Sóng dài chỉ phát sóng trong khu vực ITU 1 (Châu Âu, Châu Phi, và phía Bắc và Trung Á), và không được phân bổ ở những nơi khác. Trạm phát có thể phát hàng trăm cây số, tuy nhiên chỉ có một số lượng kênh phát sóng có sẵn rất hạn chế.

Sóng trung

Sóng trung bình (còn gọi là sóng tần số trung bình (MF)), nó là băng tần phát sóng AM thường được sử dụng nhất. Trong vùng ITU 1 và 3, tần số phát sóng là 531–1602 kHz, với khoảng cách mỗi kênh 9 kHz (526, 5-1606, 5 kHz), và trong ITU khu vực 2 (châu Mỹ), tần số truyền là 530–1700 kHz, khoản cách mỗi kênh 10 kHz (525–1705 kHz).

Sóng ngắn

Sóng ngắn (còn gọi là sóng tần số cao (HF)) việc truyền dao động từ khoảng 2, 3-26, 1 MHz, chia thành 14 băng tần phát sóng. Chương trình phát sóng sóng ngắn thường sử dụng khoảng cách kênh 5 kHz, khoảng cách kênh hẹp. Phát sóng sóng ngắn chi phí của thấp nhưng âm thanh không trung thực.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phát thanh AM http://www.radioworld.com/columns-and-views/0004/f... http://atlnewspapers.galileo.usg.edu/atlnewspapers... http://chroniclingamerica.loc.gov/lccn/sn82015415/... http://ewh.ieee.org/reg/7/millennium/radio/radio_w... https://archive.org/stream/electricalexperi07gern#... https://archive.org/stream/radiosconquestof00mcnir... https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=mdp.3901505... https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=mdp.3901505... https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=mdp.3901506... https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=mdp.3901508...